SSD Kingston nhái được bán tràn lan trên thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi

Trên thị trường hiện nay đang bày bán hàng loạt sản phẩm SSD nhái mang thương hiệu Kingston. Chúng được làm giả tinh vi khiến cho người dùng rất khó để phân biệt.

SSD (ổ cứng thể rắn) đang rất được ưa chuộng trên thị trường máy tính hiện nay. Với ưu điểm đáng kể so với ổ cứng về tốc độ, đây là một món phụ kiện máy tính không thể thiếu trên những chiếc PC hay Laptop đời mới. Nhiều người dùng hiện tại cũng lựa chọn SSD là thứ đầu tiên để nâng cấp cho chiếc máy họ đang sử dụng, đặc biệt với mức giá ngày một dễ chịu của chúng.

Bên cạnh các thương hiệu như Samsung, Intel, WD, Plextor… thì Kingston cũng là một thương hiệu SSD được nhiều người ưa chuộng nhờ độ phổ biến và mức giá bình dân. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Việt Nam, SSD Kingston nhái đang xuất hiện tràn lan với nhiều thủ đoạn tinh vi, khiến người dùng rất dễ bị đánh lừa. Những chiếc SSD nhái này có kiểu dáng bao bì và sản phẩm rất giống so với hàng thật, tuy nhiên cho tốc độ và độ bền kém hơn.

SSD Kingston nhái tràn ngập các trang thương mại điện tử

Dạo qua một vòng các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Sendo hay Shopee, người dùng có thể tìm được hàng loạt các mặt hàng SSD Kingston được bán tại đây. Tuy nhiên, không ít trong số đó thực chất là hàng nhái được sản xuất tại Trung Quốc, núp bóng dưới danh nghĩa “hàng xách tay” hay “hàng nhập khẩu”.

Thậm chí, một số đơn vị còn ngang nhiên nói là hàng chính hãng. Một sản phẩm SSD Kingston UV400 đang được bày bán trên Tiki.vn chỉ đạt 2.4/5* và được nhiều người dùng tố là hàng nhái. Đáng chú ý, trong phần mô tả của sản phẩm này, nhà phân phối quả quyết đây là hàng chính hãng, “quý khách sẽ yên tâm về chất lượng của sản phẩm”. 

SSD Kingston nhái được bày bán trên Tiki

SSD Kingston nhái được bày bán trên Tiki

Nhà phân phối quả quyết đây là hàng chính hãng

 Nhà phân phối quả quyết đây là hàng chính hãng

Cả tin vào nhà phân phối, rất nhiều người dùng đã mua phải hàng nhái. Theo những người đã mua, SSD này không được phần mềm của Kingston nhận diện, hay ngay cả tem dán cũng lệch lạc.

Người dùng phàn nàn vì mua phải hàng nhái

Người dùng phàn nàn vì mua phải hàng nhái

Ảnh SSD Kingston nhái tại Tiki do người mua chia sẻ

Ảnh SSD Kingston nhái tại Tiki do người mua chia sẻ

Trên Shopee, một nhà bán lẻ công khai bán SSD Kingston nhái, nhưng mô tả với một cái tên mỹ miều hơn là “hàng ngoài”, “không phải hàng chính hãng nên phần mềm không nhận”. Khi người dùng phản ánh về hàng nhái, nhà bán lẻ trả lời: “Rẻ thì chấp nhận đi bạn”.

Một cửa hàng công khai kinh doanh SSD Kingston nhái với mác “hàng ngoài” trên Shopee. Khi được người mua hàng tố, cửa hàng này phản hồi “rẻ thì chấp nhận đi”

Nhiều thủ đoạn tinh vi

Bên cạnh việc lập lờ trong từ ngữ và cách mô tả sản phẩm, những đơn vị nhỏ lẻ còn sử dụng nhiều chiêu trò khác để “giăng bẫy” người mua thiếu hiểu biết.

Lợi dụng uy tín của FPT, trên thị trường đã xuất hiện SSD Kingston nhái nhưng được dán tem của FPT. Điều này khiến người dùng lầm tưởng rằng họ đã mua được hàng chính hãng, nhưng thực chất lại là hàng nhái.

SSD Kingston nhái (phải) và so sánh với hàng thật (trái). Ảnh người dùng chia sẻ.

Thông thường để kiểm tra một ổ SSD là hàng thật hay nhái, cách đơn giản nhất được nhiều người thực hiện là sử dụng phần mềm của hãng (như trong trường hợp của Kingston là Kingston SSD Manager). Tuy nhiên, nhiều SSD Kingston nhái hiện nay cũng đã có thể hiển thị thông số trên phần mềm này, mặc dù có thể không đầy đủ hoặc sai lệch. Vì vậy, người dùng ít kinh nghiệm sẽ gặp khó khăn trong việc xác thực SSD của mình.

SSD Kingston nhái được nhận diện nhưng với số serial lạ

Nhà phân phối chính hãng SSD Kingston tại Việt Nam nói gì?

Trao đổi về tình trạng trên, đại diện Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân (SPC) cho biết Kingston là nạn nhân của nạn làm giả, làm nhái do là một thương hiệu phổ biến và lâu đời trong thị trường bộ nhớ.

Hiện tại, model bị nhái nhiều nhất trên thị trường là Kingston UV400. SPC cho biết model này đã hết vòng đời và ngưng sản xuất, vậy nên nếu người dùng mua ở thời điểm này rất dễ dính phải hàng nhái. Người dùng được khuyến cáo mua model mới nhất của Kingston là UV500, sở hữu nhiều công nghệ mới (như 3D NAND) trong khi vẫn giữ mức giá bình dân.

Tại Việt Nam, SPC là nhà phân phối độc quyền SSD Kingston. Vậy nên, người dùng cũng cần đặc biệt cẩn trọng với các sản phẩm được gắn tem mác của các đơn vị khác.

Chỉ nên mua SSD Kingston chính hãng, và đây là cách phân biệt

Với việc SSD Kingston mang mác “xách tay” trên thị trường chủ yếu là hàng nhái, người dùng được khuyến cáo không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ như vậy. Thay vào đó, người dùng nên tìm mua SSD Kingston chính hãng được SPC phân phối tại các địa chỉ uy tín.

SSD Kingston chính hãng do SPC phân phối sẽ có một số đặc điểm nhận biết như:

– Logo “Ổ cứng SSD số 1 – Thương hiệu Mỹ” với cờ Mỹ được in ở mặt trước bao bì

– Tem thông tin của nhà phân phối SPC ở mặt sau bao bì

– Tem đổi màu SPC – Sản phẩm chính hiệu được dán trên SSD

– Tem thông số của nhà sản xuất trên SSD được dán ngay ngắn, thẳng hàng, không lệch lạc

– Chế độ bảo hành 3 năm (một số đơn vị bán SSD nhái chỉ bảo hành 1 hoặc 2 năm).

Create: Genk

HAKI COMPUTER là một trong những đại lý chuyên phân phối các dòng sản phẩm Kingston CHÍNH HÃNG từ SPC, Các bạn có thể tham khảo một số mẫu SSD Chính hãng giá tốt của Kingston tại đây:

1) Ổ Cứng SSD Kingston A400 120GB – SA400S37/120G (GIÁ: 750.000VNĐ)

Tốc độ đọc (SSD): 500MB/s

Tốc độ ghi (SSD): 320MB/s

Bảo hành 3 năm chính hãng.

2) Ổ SSD Kingston UV500 3D-NAND SATA III 120GB – SUV500/120G ( GIÁ: 950.000VNĐ)

Tốc độ đọc: 520 MB/s

Tốc độ ghi: 500 MB/s

Bảo hành 5 năm chính hãng

3) Ổ Cứng SSD Kingston UV500 120GB M.2 2280 SATA – SUV500M8/120G (GIÁ: 1.070.000VNĐ)

Kích thước: M.2 2280

Giao diện: SATA Rev. 3.0 (6Gb/s)

Dung lượng: 120GB

Bảo hành 5 năm chính hãng

4) Ổ Cứng SSD Kingston UV500 240GB 2.5 – SUV500M8/240G (GIÁ: 1.750.000VNĐ)

Kích thước: M.2 2280

Giao diện: SATA Rev. 3.0 (6Gb/s)

Dung lượng: 240GB

Bảo hành 5 năm chính hãng

Tin liên quan

Apple tấn công trực tiếp vào Facebook

Quy định mới của Apple buộc các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram phải trả 30% chi ...

Nvidia RTX 4000 Series sắp ra mắt: card đồ họa nhiều cải tiến và giá bán bất ngờ

Mới đây, Nvidia đã hé lộ dòng card đồ họa mới có tên gọi RTX 4000 Series sắp ra mắt với nhiều ...

Lenovo tiếp tục 'khoe' laptop màn hình cuộn độc đáo, 'ông vua' đổi mới sáng tạo là đây!

Có vẻ laptop màn hình gập ThinkPad X1 Fold và điện thoại màn hình cuộn của Lenovo chưa đủ gây ấn ...

Việt Nam tăng mạnh số thuê bao Internet di động trong nửa cuối năm 2022

Đây là thông tin mình vừa đọc được của VnExpress về Truy cập Internet di động áp đảo cố định tại ...

HP: Chiếc laptop hoàn hảo chạy macOS, không phải Windows

Dưới góc nhìn của nhà sản xuất máy tính HP, chiếc “máy tính xách tay hoàn hảo" sẽ không chạy hệ ...

Những bóng hồng blockchain Việt

Nữ giới đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng, sản phẩm và là cầu ...

Cách chặn tất cả các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo rác dành cho thuê bao Viettel

Viettel là một trong những nhà mạng có số lượng người dùng trên smartphone lớn nhất hiện nay. Đi ...

Sản phẩm cuối cùng trong năm của Apple

Dòng iPad mạnh mẽ nhất của Táo khuyết sẽ được nâng cấp trong vài ngày tới với chip xử lý M2, ...

Cuộc gọi ZaloMessenger